Thứ tư, ngày 24 tháng 04 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Tư Liệu Nghiên Cứu Khác
Tạo dòng và xác định trình tự gen mã hóa độc tố bạch hầu của chủng Corynebacterium Diphtheriae sản xuất tại Viện Vacxin và chế phẩm sinh học  

Đặng Hồng Vân, Lê Thị Loan, Phan Thị Tuyết, Nguyễn Ái Thưởng, Trần Thị Phương Thủy, Trần Ngọc Nhơn, Ngô Tiến Dũng, Cao Quang Minh, Nguyễn Độ, Lê Văn Bé, Lê Kim Hòa, Lê Văn Hiệp, Đinh Duy Kháng

Viện Vacxin Nha Trang – Đà Lạt

Bạch Thị Như Quỳnh, Dương Hồng Quân

Viện Công nghệ Sinh học, Hà nội.

TÓM TẮT

Đã sử dụng kỹ thuật PCR với 2 cặp mồi khuếch đại hai đoạn ADN thuộc đầu 5’ và 3’ gen mã hóa độc tố bạch hầu của chủng Corynebacterium diphtheriae. Sau khi tạo dòng và xác định trình tự vị trí giới hạn, hai đoạn gen riêng biệt này đã nối lại thành gen hoàn chỉnh. Trình tự gen đã được dịch mã sang protein. Kết quả đã được đăng ký tại Ngân hàng dữ liệu Gen quốc tế.

 

Kết quả kiểm tra vô trùng sinh phẩm trong 11 năm (1992-2002)

Lê Văn Hiệp, Đinh Thị Huấn

Viện Vacxin Nha Trang – Đà Lạt

TÓM TẮT

Trong 11 năm tỷ lệ nhiễm trùng sinh phẩm là 0,45%, đặc biệt trong 3 năm gần đây là 0,1%.


Tỷ lệ mang kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) trên những đối tượng khác nhau tại tỉnh Lâm Đồng

Hoàng Công Long

Viện quốc gia sản xuất Vacxin và các Chế phẩm sinh học, Nha Trang – Đà Lạt

TÓM TẮT :

Qua thử nghiệm 2.363 mẫu huyết thanh từ tháng 7/1992 đến tháng 7/1995, kết quả cho thấy tỉ lệ mang kháng nguyên bề mặt virut Viêm gan B dương tính là 13,75% ở tỉnh Lâm Đồng.

Một số đối tượng có tỉ lệ dương tính cao đáng chú ý là:

Người cho máu   :               11,52%

Người khỏe mạnh               :               09,41%

Nhân viên y tế      :               09,83%

 

Bước đầu nghiên cứu bệnh u bướu ở chuột nhắt trắng nuôi tại Đà Lạt

Lê Thị Loan

Viện quốc gia sản xuất Vacxin và các Chế phẩm sinh học, Nha Trang – Đà Lạt

TÓM TẮT :

Tỉ lệ chuột cái mắc bệnh u bướu ngày càng tăng theo lứa tuổi và số lần sinh đẻ. Khối u xuất hiện ở nhiều vị trí khác  nhau trên cơ thể chuột, phát triển lan tràn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản của chuột. Kết quả về tổ chức bệnh học cho thấy tất cả những khối u bướu trên đều phát sinh từ một dạng ung thư tuyến.

 

Nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn chất thải chăn nuôi

Nguyễn Thị Kê, Lê Chí Khánh, Trần Văn Tửu, Huỳnh Hữu Trang, Nguyễn Thị Thế Yến, Đặng Hồng Phong, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Hữu Đôn, Trần Thị Thảo và cộng sự.

Viện quốc gia sản xuất Vacxin và các Chế phẩm sinh học, Nha Trang – Đà Lạt.

TÓM TẮT :

Nghiên cứu dùng các chủng vi khuẩn: Phân giải cellulose, phân giải lan khó tiêu, cố định đạm để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn chất thải chăn nuôi đã mang lại kết quả sau:

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh có thể áp dụng trên quy mô công nghiệp.

Phân hữu cơ vi sinh đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam, có ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, sử dụng trong sản xuất rau và thực phẩm sạch.

 

Bước đầu nghiên cứu vi sinh vật phân hủy Lignin góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường

Phạm Thành Hồ, Nguyễn Thị Thanh Kiều

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Nguyễn Thị Kê

Viện quốc gia sản xuất Vacxin và các Chế phẩm sinh học, Nha Trang – Đà Lạt

TÓM TẮT :

Bước đầu đánh giá khả năng phân hủy lignin của nấm sợi Phanerochaete chrysosporium, phân lập từ phân vi sinh của Viện vaccin Nha Trang. Kết quả cho thấy nấm Ph.chrysosporium có khả năng phân hủy lignin tốt ở pH=7 và nhiệt độ từ 25°C – 35°C.

Đồng thời phân lập và sơ bộ định danh được 6 chủng vi khuẩn mọc trên môi trường lignin từ nước thải nhà máy giấy. Các chủng này phát triển tốt ở pH=6,98 – 7,86 và nhiệt độ 35°C và đồng thời chúng còn có khả năng phân giải tinh bột, cellulose và gelatin.