Thứ sáu, ngày 19 tháng 04 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
VẮC XIN CÚM MÙA DO VIỆT NAM SẢN XUẤT ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Cột mốc đáng nhớ kỉ niệm hơn 10 năm hợp tác giữa các nhà sản xuất Việt Nam, tổ chức PATH, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới

Đại diện tổ chức BARDA, PATH và IVAC tham dự buổi Họp báo công bố giấy lưu hành sản phẩm vắc xin cúm mùa.
Photo: Nguyen Phu Cuong/PATH.


(Liên hệ truyền thông: Kate Davidson media@path.org)

Vào ngày 15 tháng 01 năm 2019, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) tại Việt Nam đã công bố cấp phép thành công vắc xin cúm mùa của 03 chủng cúm: A/H1N1, A/H3N2 và B. Vắc xin này hiện đã được sản xuất và sử dụng để phòng chống dịch cúm tại Việt Nam và có khả năng được xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Sự phát triển của loại vắc xin này là thành quả của gần một thập kỷ hợp tác giữa IVAC, tổ chức PATH, Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức BARDA trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ.

Việc có sẵn tại Việt Nam một loại vắc xin cúm mùa sản xuất trong nước với chất lượng cao sẽ giúp ích rất nhiều cho việc gia tăng khả năng phòng chống của Việt Nam và khu vực trước các đại dich cúm trong tương lai. 

 “Từ trước đến nay, Việt Nam đã bị phụ thuộc vào các vắc xin cúm nhập khẩu từ nước ngoài, việc này khiến chúng ta không thể chủ động một cách nhanh chóng trong các trường hợp khẩn cấp,” Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cho biết.  “Hiện tại, chúng ta không chỉ có thể bắt đầu khuyến khích nhiều người dân tiêm phòng vắc xin cúm mùa để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, mà còn có thể duy trì khả năng sản xuất vắc xin và nhanh chóng chuyển đổi sang vắc xin cúm đại dịch khi cần thiết.

Tổ chức PATH, với sự hỗ trợ từ tổ chức BARDA và phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới WHO, đã hợp tác làm việc với IVAC và Bộ Y tế Việt Nam trong việc sản xuất vắc xin cúm từ đầu năm 2010. Sự hỗ trợ kỹ thuật này bao gồm chuyển giao về kiến thức, chuyên môn và các thiết bị để phục vụ cho các thử nghiệm lâm sàng và sản xuất vắc xin chất lượng cao; sự kết hợp trong sản xuất và sử dụng vắc xin cúm theo một kế hoạch dài hạn; và xây dựng các hướng dẫn chi tiết cho thử nghiệm lâm sàng và cấp phép vắc xin cúm. Đánh giá lâm sàng cuối cùng (pha 2/3 của thử nghiệm lâm sàng) của vắc xin cúm mùa từ trứng gà của IVAC đã được hoàn thành vào tháng 9 năm 2018. Nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy rằng vắc xin này an toàn và có khả năng đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh. Từ đó, việc cấp giấy phép lưu hành là bước tiếp theo và cũng là bước cuối cùng trong quá trình đưa vắc xin này cung cấp cho thị trường nội địa.

 “Thay mặt cho tổ chức PATH, tôi rất tự hào và vinh hạnh được chia sẻ thành quả này cùng với IVAC.” Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Nga, Phó Giám đốc khu vực của PATH tại Việt Nam. “Sự chuẩn bị cho đại dịch là một trọng tâm chính của tổ chức PATH tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến nhiều đợt dịch cúm gây ra nhiều ca tử vong và thiệt hại lớn cho các gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung. Giờ đây, Việt Nam đã có được vắc xin cúm mùa sản xuất trong nước, nhiều người dân sẽ có thể dược bảo vệ khỏi bệnh cúm trong tương lai và Việt Nam sẽ trở nên sẵn sàng hơn trong việc ứng phó với các đại dịch tiềm tàng.”

Tiến sĩ Rick Bright, Giám đốc và Phó trợ lý về Sẵn sàng và Ứng phó của BARDA, đã tham gia vào việc sản xuất vắc xin này ngay từ những ngày đầu tiên. Năm 2008, ông từng là giám đốc dự án “Xây dựng năng lực vắc xin cúm tại Việt Nam” của PATH. Trong thời gian làm việc tại BARDA, ông đã tiếp tục đẩy mạnh tối đa sự phát triển của vắc xin trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. PATH và IVAC đã vinh dự được chào đón Tiến sĩ Bright đến Việt Nam để chứng kiến thành quả cuối cùng của Dự án mà chính ông là người đã đặt nền móng từ hơn mười năm về trước.

 “Hơn 100 năm sau đại dịch cúm lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến, bệnh Cúm vẫn là mối đe dọa hiện hữu và thực tế đối với an ninh y tế toàn cầu,”Tiến sĩ Bright khẳng định. “Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi biết rằng bệnh cúm khi xuất hiện luôn là mối đe dọa lớn đối với an ninh y tế ở khắp mọi nơi, điều đó có nghĩa là việc cung cấp sẵn sàng và sản xuất vắc xin ở mọi khu vực trên toàn cầu là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tại nhà và trên toàn thế giới. Việc phê chuẩn và cấp phép vắc xin này đánh dấu một cột mốc lớn đối với IVAC và đối với Việt Nam và cho thấy những kết quả đáng kinh ngạc mà chúng ta có thể đạt được thông qua hợp tác và phát triển.”

Bệnh Cúm theo mùa có thể gây ra đến 650.000 ca tử vong và 3-5 triệu trường hợp nhiễm bệnh nặng trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó có hơn một triệu trường hợp nhiễm bệnh giống Cúm tại Việt Nam. Đại dịch Cúm gần đây nhất xảy ra tại Việt Nam là đại dịch  cúm A/H1N1 vào năm 2009, gây ra hơn 284,000 ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó riêng ở Đông Nam Á có 78.000 ca, chỉ trong vòng 12 tháng.

Việc hỗ trợ các nhà cung cấp vắc xin cúm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, như IVAC, là rất cần thiết và quan trọng để đảm bảo rằng việc sản xuất vắc xin toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu và đảm bảo việc tiếp cận công bằng đối với các loại vắc xin, đặc biệt là đối mặt với Đại dịch. Việc cấp giấy phép lưu hành sản phẩm vắc xin cúm mùa của IVAC đã khẳng định rằng Việt Nam đang dẫn đầu trên con đường phát triển vắc xin trong khu vực.

 “Thay mặt cho tổ chức PATH, tôi rất tự hào và vinh hạnh được chia sẻ thành quả này cùng với IVAC.” Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Nga, Phó Giám đốc khu vực của PATH tại Việt Nam. “Sự chuẩn bị cho đại dịch là một trọng tâm chính của tổ chức PATH tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến nhiều đợt dịch cúm gây ra nhiều ca tử vong và thiệt hại lớn cho các gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung. Giờ đây, Việt Nam đã có được vắc xin cúm mùa sản xuất trong nước, nhiều người dân sẽ có thể dược bảo vệ khỏi bệnh cúm trong tương lai và Việt Nam sẽ trở nên sẵn sàng hơn trong việc ứng phó với các đại dịch tiềm tàng.”

Tiến sĩ Rick Bright, Giám đốc và Phó trợ lý về Sẵn sàng và Ứng phó của BARDA, đã tham gia vào việc sản xuất vắc xin này ngay từ những ngày đầu tiên. Năm 2008, ông từng là giám đốc dự án “Xây dựng năng lực vắc xin cúm tại Việt Nam” của PATH. Trong thời gian làm việc tại BARDA, ông đã tiếp tục đẩy mạnh tối đa sự phát triển của vắc xin trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. PATH và IVAC đã vinh dự được chào đón Tiến sĩ Bright đến Việt Nam để chứng kiến thành quả cuối cùng của Dự án mà chính ông là người đã đặt nền móng từ hơn mười năm về trước.

 “Hơn 100 năm sau đại dịch cúm lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến, bệnh Cúm vẫn là mối đe dọa hiện hữu và thực tế đối với an ninh y tế toàn cầu,”Tiến sĩ Bright khẳng định. “Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi biết rằng bệnh cúm khi xuất hiện luôn là mối đe dọa lớn đối với an ninh y tế ở khắp mọi nơi, điều đó có nghĩa là việc cung cấp sẵn sàng và sản xuất vắc xin ở mọi khu vực trên toàn cầu là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tại nhà và trên toàn thế giới. Việc phê chuẩn và cấp phép vắc xin này đánh dấu một cột mốc lớn đối với IVAC và đối với Việt Nam và cho thấy những kết quả đáng kinh ngạc mà chúng ta có thể đạt được thông qua hợp tác và phát triển.”

Bệnh Cúm theo mùa có thể gây ra đến 650.000 ca tử vong và 3-5 triệu trường hợp nhiễm bệnh nặng trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó có hơn một triệu trường hợp nhiễm bệnh giống Cúm tại Việt Nam. Đại dịch Cúm gần đây nhất xảy ra tại Việt Nam là đại dịch  cúm A/H1N1 vào năm 2009, gây ra hơn 284,000 ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó riêng ở Đông Nam Á có 78.000 ca, chỉ trong vòng 12 tháng.

Việc hỗ trợ các nhà cung cấp vắc xin cúm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, như IVAC, là rất cần thiết và quan trọng để đảm bảo rằng việc sản xuất vắc xin toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu và đảm bảo việc tiếp cận công bằng đối với các loại vắc xin, đặc biệt là đối mặt với Đại dịch. Việc cấp giấy phép lưu hành sản phẩm vắc xin cúm mùa của IVAC đã khẳng định rằng Việt Nam đang dẫn đầu trên con đường phát triển vắc xin trong khu vực.

Nguồn: https://www.path.org/media-center/vietnam-produced-seasonal-influenza-vaccine-licensed-production-and-use/.