Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Lây nhiễm vi rút cúm gia cầm A (H7N9) ở người tại Trung Quốc
Người dịch: Phạm Thị Bích Hồng
Tin dịch bệnh
Ngày 18 tháng 11 năm 2014

Ngày 15 tháng 11 năm 2014, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia (NHFPC) của Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thêm 3 ca đã được xác nhận là bị nhiễm vi rút cúm gia cầm A (H7N9) ở người, trong đó có 1 ca đã tử vong.

Cụ thể:
1.    Ca thứ nhất là một phụ nữ 54 tuổi ở thành phố Shihezi, khu tự trị Tân Cương, xuất hiện triệu chứng bệnh vào ngày 19/10/2014, tử vong vào ngày 01/11/2014. Không rõ trước đó bệnh nhân có tiếp xúc với gia cầm sống không.
2.    Ca thứ hai là một phụ nữ 58 tuổi ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, xuất hiện các triệu chứng bệnh vào ngày 24/10/2014, nhập viện ngày 28/10/2014. Hiện tại bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.
3.    Ca thứ ba là một phụ nữ 45 tuổi ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, xuất hiện các triệu chứng bệnh từ ngày 03/11/2014, nhập viện vào ngày 05/11/2014. Tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân là nhẹ. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.

Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp giám sát và kiểm soát như sau:
•    Tăng cường giám sát và phân tích tình hình
•    Tăng cường quản lý hồ sơ và công tác điều trị
•    Truyền thông nguy cơ và cảnh báo với công chúng.
WHO tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình lây nhiễm vi rút cúm H7N9 và tiến hành đánh giá nguy cơ. Cho đến nay, các nguy cơ của WHO đưa ra trước đây về vi rút cúm H7N9 chưa có gì thay đổi.

Tư vấn từ WHO

WHO khuyến cáo du khách đến các nước đã được xác nhận có dịch cúm gia cầm nên tránh các trang trại chăn nuôi gia cầm, tiếp xúc với động vật tại các chợ gia cầm sống, vào các khu vực nơi gia cầm có thể bị giết, hoặc tiếp xúc với bất kỳ bề mặt các vật dụng dính phân từ gia cầm hay loài động vật khác. Du khách cũng nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Du khách nên tuân theo các quy định an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, WHO không khuyến cáo những biện pháp sàng lọc tại các cửa khẩu xuất nhập cảnh và không có bất kỳ khuyến cáo hạn chế về du lịch hoặc thương mại. Như thông lệ, việc chẩn đoán nhiễm vi rút cúm gia cầm nên được xem xét đối với những cá nhân có các triệu chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng trong khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực được cảnh báo dịch.
WHO khuyến khích các nước tiếp tục tăng cường giám sát tình hình bệnh cúm, bao gồm giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) và xem xét cẩn thận bất kỳ các tình huống khác thường, để đảm bảo việc báo cáo các trường hợp nhiễm ở người theo Điều lệ Y tế quốc tế (IHR)(2005), và tiếp tục có những hành động chuẩn bị cho y tế quốc gia.